TOP

Trang chủ >>Đời Sống

7 dấu hiệu con bạn bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Hiếu động, bốc đồng quá mức, hay lăng xăng nghịch phá, khó kiểm soát hành vi, giảm tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực… Đó có thể là những biểu hiện của hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Hiếu động, bốc đồng quá mức, hay lăng xăng nghịch phá, khó kiểm soát hành vi, giảm tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực… Đó có thể là những biểu hiện của hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder- ADHD) là rối loạn thường gặp ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Trẻ bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc tập trung sự chú ý vào một nhiệm vụ duy nhất hoặc ngồi yên trong thời gian dài. Hội chứng này khá nguy hiểm và khiến trẻ không phát triển một cách bình thường và toàn diện nhất, vì vậy cha mẹ nên tham khảo những dấu hiệu dưới đây để sớm nhận biết cũng như có phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.

Lơ đãng, hay mơ màng

Dấu hiệu con bạn bị rối loạn tăng động giảm chú ý (Ảnh minh họa)

Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, trẻ gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn của thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.

Bốc đồng

Những trẻ bị hội trứng ADHD này chủ yếu thể hiện hành vi hiếu động và bốc đồng bao gồm cả lo lắng, ngắt lời mọi người khi nói chuyện.

Mặc dù sự không tập trung ít xuất hiện trên những trẻ mắc loại ADHD này, nhưng những người mắc ADHD chủ yếu hiếu động vẫn có thể khó tập trung vào các công việc.

Rối loạn giấc ngủ

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường kèm theo tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không tròn giấc. Trẻ thường ngủ khá muộn, thậm chí 1,2 giờ sáng vẫn lăn lộn trên giường, có trẻ lại hay bị tỉnh giấc giữa đêm và quấy khóc khiến cha mẹ vất vả, mệt mỏi.

Quấy phá người khác

Trẻ bị tăng động rất khó hòa nhập với mọi người nhưng lại thường xuyên quậy phá, chen ngang khi người khác đang nói chuyện hoặc chơi các trò chơi.

Thường xuyên mắc sai lầm

Lặp đi lặp lại những sai lầm, những bất cẩn. Trẻ tăng động thiếu chú ý trong chi tiết, kết quả trong các hoạt động thường ngày, học tập.

Nhút nhát khi giao tiếp với bạn bè

Trẻ bị hội chứng ADHD thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới.

Chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ

Việc tập trung hay chú ý là một trong những yếu tố khiến cho trí tuệ phát triển bình thường. Tuy nhiên đối với trẻ ADHD thì chúng dường như không chịu tiếp thu, không chịu ghi nhớ và tỏ ra lơ đễnh với mọi thứ. Điều này khiến cho ngôn ngữ cũng như trí tuệ bị “trì trệ” phát triển.

Xem thê

7 dấu hiệu con bạn bị rối loạn tăng động giảm chú ý - Đời Sống