>>>>>>>> 5 bài tập lưng giúp bạn cảm thấy như vừa được massage
Bánh mì trắng
Bột dùng để làm bánh mì trắng là bột mì đã được loại bỏ cám và mầm thông qua quá trình xay xát. Ngoài ra, thành phần của bánh mì trắng còn có men, đường, muối...
Các chuyên gia dinh dưỡng không đánh giá cao loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do nó được làm từ ngũ cốc tinh chế, không phải ngũ cốc nguyên hạt. Khi ăn bánh mì, chỉ số đường huyết của chúng ta sẽ tăng cao. Ăn quá thường xuyên những loại thực phẩm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cơm
Cơm là món ăn không thể thiếu ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, cơm là một trong những món cung cấp lượng đường khổng lồ cho cơ thể.
Ăn quá nhiều cơm sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cùng các biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim...
Do đó, mỗi người chỉ nên ăn một số lượng cơm nhất định. Người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình chỉ nên ăn 2 bát cơm/bữa.
Nước ép hoa quả
Bạn cho rằng nước ép hoa quả là loại đồ uống lành mạnh. Thực tế không phải vậy. Chúng chứa một ít vitamin, khoáng chất, ít chất xơ nhưng lại rất nhiều đường.
Nguyên nhân là do để có một cốc nước ép, bạn cần sử dụng rất nhiều trái cây. Không có gì ngạc nhiên uống nước ép làm bạn nạp nhiều đường hơn khi ăn trái cây.
Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng các loại nước ép đóng hộp, đóng chai bạn sẵn, lượng đường nạp vào cơ thể còn lớn hơn do nhà sản xuất thường thêm chất tạo ngọt và phụ gia để đảm bảo hương vị cho sản phẩm.
Nước tăng lực
Nước tăng lực thực ra không giúp bạn cảm thấy khỏe hơn mà nó đang âm thầm phá hủy cơ thể.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Calgary (Canada) phát hiện ra rằng tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffein (với 200 miligam caffein) có thể khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến lên đến 30%. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Không những thế, loại đồ uống này còn có thể khiến lượng đường trong máu xuống mức bình thường (hạ đường huyết).
Nghiên cứu chỉ ra rằng, caffein chính là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu không giữ ở mức ổn định. Sau khi đi vào cơ thể, caffein có thể tồn tại từ 4-6 giờ. Đó là lý do khiến đường huyết của bạn có thể tăng cao hoặc xuống thấp khi uống nước tăng lực.
Soda ăn kiêng
Bạn nghĩ rằng thay các loại nước ngọt có gas bằng soda ăn kiêng sẽ tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia dinh dưỡng không đồng tình với quan điểm này.
Chuyên gia dinh dưỡng Miriam Jacobson cho biết các chất tạo ngọt nhân tạo có thể ngọ hơn đường 200-600 lần và giải phóng insulin từ tuyến tụy. Do đó, dù bạn không dùng đồ uống có chứa nhiều đường thì vẫn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Sốt cà chua
Đây là một trong những loại gia vị phổ biến nhất trên thế giới. Chúng có vị chua ngọt kích thích vị giác. Tuy nhiên, nó chứa lượng đường lớn hơn bạn nghĩ.
Bạn nên chú ý số lượng sốt cà chua mà mình dùng mỗi lần. Hãy nhớ rõ nguyên tắc 1 muỗng sốt cà chua lại chứa 1 muỗng cà phê đường.
Để đường huyết không tăng đột ngột và giảm nguy cơ mắc tiểu đường, hãy hạn chế ăn sốt cà chua.
>>>>>>>>> Xem thêm : Tổng hợp những câu chuyện tam su về gia đình