( PHUNUTODAY ) - Nhiều người khi chế biến tôm sẽ dùng phần đầu xay ra để nấu canh. Tuy nhiên, đây là cách làm không thực sự tốt.Vì sao không nên dùng đầu tôm để nấu canh?
Tôm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa ít chất béo nhưng lại giàu protein, kali, phốt pho, magie, i-ốt... 100 gram tôm có thể cung cấp 17-20 gram protein. Đây là thực phẩm có thể dùng để bồi bổ cho người có sức khỏe kém, giúp bổ sung đạm và canxi cho cơ thể. Tôm là món ăn bổ dưỡng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa một số bệnh mạn tính.
Thịt tôm chính là phần bổ dưỡng nhất. Với suy nghĩ ăn gì bổ nấy, nhiều người cho rằng ăn phần đầu tôm có thể bổ não, bổ mắt. Không ít người xay phần đầu tôm lên để nấu canh. Tuy nhiên, các chuyên gia lại không hề khuyến khích mọi người thực hiện việc này.
Tôm là thức phẩm tốt cho sức khỏe, chứa nhiều dưỡng chất. Chế độ ăn có tôm không chỉ làm đa dạng thực phẩm mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch do tôm chứa nhiều omega-3, giúp giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, tôm cung cung cấp một lượng kẽm và sắt nhất định, giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng cho người bị tiếu dinh dưỡng.
Chất dinh dưỡng trong tôm sẽ tập trung nhiều nhất ở phần thịt. Nhiều người cho rằng, dưỡng chất tập trung ở phần đầu và mắt tôm nên thường cố ăn phần này bằng cách xay ra để nấu nước dùng hoặc chiên phần đầu tôm lên để ăn. Tuy nhiên, đầu tôm vốn là khoang chứa các chất cặn bã. Nó có thể chứa cả các loại ký sinh trùng và kim loại nặng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyên mọi người nên hạn chế ăn đầu tôm để tránh đưa các chất có hại vào cơ thể.
Những bộ phận khác của tôm không nên ăn
Ngoài phần đầu tôm, chúng ta cũng nên tránh ăn phần vỏ tôm. Vỏ tôm khá cứng nên nhiều người cho rằng đây là phần chứa canxi, giúp chắc xương. Trên thực tế, vỏ tôm gần như không có canxi, nếu có thì cũng rất ít. Chitin mới là chất làm cho vỏ tôm có độ cứng như vậy. Đây là một dạng polymer cấu thành lớp vỏ của phần lớn các loại giáp xác. Thịt tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Do đó, vỏ tôm không hề có giá trị dinh dưỡng như mọi người nghĩ. Nó thậm chí còn khó tiêu hóa, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Khi sơ chế tôm, bạn cũng nên loại bỏ sợi chỉ đen ở sống lưng. Đó là hệ tiêu hóa của con tôm, chứa cả các chất thải. Đường chỉ này sẽ thấy rất rõ ở những con tôm to. Các vi khuẩn trong đường tiêu hóa của tôm sẽ được tiêu diệt khi tôm được nấu ở nhiệt độ cao. Do đó, nếu lỡ ăn phải đường chỉ tôm thì cũng không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch, không bị sạn.
5 cách chữa nhiệt miệng theo dân gian rất hiệu quả
Gội đầu vào buổi sáng hay buổi tối thì tốt hơn?