TOP

Trang chủ >>Sức Khỏe

Vì sao uống rượu bia tăng nguy cơ ung thư: Chuyên gia chỉ ra cơ chế, ảnh hưởng 'cực gắt'

Rượu bia với lượng nhỏ phù hợp sẽ tốt cho sức khoẻ. Nhưng quá lạm dụng rượu bia sẽ làm tăng nguy co ung thư.

 

Rượu làm giảm khả năng sửa chữa tế bào

PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM khuyến cáo, lạm dụng uống rượu bia sẽ tăng nguy cơ ung thư như: ung thư vú, miệng, họng, thực quản, gan… Lạm dụng rượu bia còn gây ra các vấn đề như viêm tuỵ. Bệnh bệnh lý rất nặng nề nguy cơ tử vong cao.

Các nghiên cứu khoa học cứu chứng minh làm tăng nguy cơ mắc ungh thư khoang miệng, ung thư hầu họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản. Đặc biệt, người uống rượu có kèm theo hút thuốc nguy có ung thư sẽ càng tăng cao. 

Khi uống rượu sẽ giúp các chất độc hóa học trong thuốc lá thâm nhập dễ dàng hơn vào các tế bào niêm mạc miệng, họng và thực quản. Rượu cũng làm giảm khả năng sửa chữa tế bào (DNA) bị hư tổn do chất độc có trong thuốc lá.

Vì sao uống rượu bia tăng nguy cơ ung thư: Chuyên gia chỉ ra cơ chế, ảnh hưởng 'cực gắt'

Lạm dụng rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư - ảnh minh hoạ.

BS Nguyễn Xuân Kiên, Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho hay, uống rượu bia thường xuyên dẫn tới tổn thương các tế bào gan dẫn đến viêm gan, xơ gan và tăng khả năng bị ung thư gan.

Ở phụ nữ uống rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư vú. Rượu bia cũng có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Theo bác sĩ Kiên uống rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư, tuy nhiên hiện mọi người vẫn còn có cái nhìn đầy đủ về nguy cơ này.

Rượu hoạt động như một chất kích thích, ở khoang miệng và hầu họng. Nếu lạm dụng rượu bia các tế bào tại miệng, hầu bị tổn thương do rượu có thể làm biến đổi các DNA tiến tới ung thư.

Rượu cũng làm tổn thương các tế bào gan, dẫn đến viêm gan, xơ gan, và khi các tế bào gan sửa chữa cũng có thể tạo ra các DNA lỗi có thể gây ung thư.

Một số thực nghiệm trên động vật cho thấy, một số loại vi khuẩn bình thường sống ở đại trực tràng có thể chuyển hóa rượu thành một lượng lớn acetaldehyde gây ra ung thư.

Theo bác sĩ Kiên, rượu có thể tạo điều kiện cho các chật độc khác như khói thuốc lá thâm nhập dễ dàng hơn vào các tế bào lót ở đường tiêu hóa trên.

Ở người nghiện rượu sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ folate và vitamin B. Lượng folate giảm thấp có thể đóng vai trò là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú và đại trực tràng.

"Uống rượu có thể làm tăng nồng độ Estrogen, một hormone quan trọng trong việc phát triển nhu mô tuyến vú. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú tăng cao", bác sĩ Kiên nói.

Theo chuyên gia uống rượu có thể trở nên nghiện rượu theo thời gian, gây ra những vấn đề về sức khỏe cho bản thân.

Uống rượu ở mức vừa phải được định nghĩa là 1 đơn vị cồn ở nữ và 2 đơn vị cồn ở nam. 1 đơn vị cồn tương đương: Bia: 355 ml; Rượu vang: 148 ml; Rượu mạnh (40%): 44 ml.

Bác sĩ Kiên khuyến cáo một số nhóm người sau không nên sử dụng rượu bia: Trẻ em và thiếu niên; Phụ nữ có thai; Người phải lái xe hoặc vận hành máy móc; Những người dùng thuốc có  tương tác với rượu; Người đang có bệnh nào đó: như bệnh gan, viêm tụy…;Uống rượu trong và sau điều trị ung thư…

Đối với bệnh nhân ung thư quá trình điều trị, tuyệt đối không nên uống rượu bởi nó có thể là tác nhân kích thích gây nên tình trạng đau tăng lên (ví dụ ung thư vùng miệng, hầu họng, thực quản…). Rượu cũng có thể tương tác với các thuốc điều trị, làm tăng tác dụng phụ và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Sau khi kết thúc điều trị ung thư, việc có được uống rượu hay không cần cân nhắc kỹ lưỡng và cần được tư vấn chặt chẽ của nhân viên y tế, chú ý đến các yếu tố như: loại ung thư, nguy cơ tái phát, các biện pháp đã điều trị, toàn trạng của bạn và cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể gặp phải.

 

xahoi.com.vn

Vì sao uống rượu bia tăng nguy cơ ung thư: Chuyên gia chỉ ra cơ chế, ảnh hưởng 'cực gắt' - Sức Khỏe